Category Archives: BINH KHÍ PANDA

Giới thiệu về các loại binh khí

Võ thuật Philippines: Arnis – Đoản côn

Arnis là môn võ tự vệ truyền thống của đất nước Philippines. Thực dân Tây Ban Nha trong thời gian đô hộ đất nước này đã đặt môn võ ra ngoài vòng pháp luật. Nhưng người Filipinos vẫn tiếp tục tập luyện môn võ trong vòng bí mật, và họ chỉ sử dụng nó công khai những khi nổi dậy chống lại bọn lãnh chúa ngoại bang.
Continue reading

Vũ khí Aikido: Mộc kiếm (Bokken)

Trong thiếng Nhật, Katana, là một trong những biểu tượng của một Samourai, từ trung cổ đến hiện đại. Để tập luyện trong các đạo trường, người ta thường dùng bokken (mộc kiếm). Trong thời đại ngày nay, bokken không chỉ thay katana trong luyện tập, nó còn bao hàm thêm nhiều ý nghĩa liên quan tới tinh yếu võ đạo.
Continue reading

Binh khí xưa: Chủy thủ

Chủy thủ (kiếm ngắn hoặc dao găm) là loại binh khí ngắn lấy đâm là chính, có thể kiêm cả chặt chém. Hình thù của chủy thủ như kiếm nhưng không dài bằng kiếm.
Continue reading

Thuật ném phi tiêu

Khó có thể nói đích xác thời điểm xuất hiện của thuật ném phi tiêu ở Nhật bản. Thời xa xưa, phụ nữ nhật đã biết sử dụng vài loại vũ khí gọn nhẹ để tự vệ như dao ngắn (Kaiken) vàcây trâm cài tóc (Kazashi). Dao vàtrâm thường dài độ 8-9cm vàtrong tầm gần, chúng có thể được ném đi như phi tiêu. Với kích thước nhỏ bé dễ cất dấu, mũi bén nhọn thường tẩm thuốc độc, một cây trâm cài tóc khi hữu sự trở nên vô cùng nguy hiểm.
Continue reading

Côn nhị khúc (Nunchaku)

Trong các võ phái cổ truyền Trung Hoa, chắc chắn côn nhị khúc cũng có nhưng không thịnh hành, thường các môn đồ tập côn tam khúc hoặc tiên (roi) với nhiều đốt nối với nhau (thất tiết tiên hoặc cửu tiết tiên). Có thể tìm thấy trong các vũ khí cổ của Trung Hoa một dạng thức gần tương tự côn nhị khúc nhưng bao gồm một khúc dài và một khúc ngắn hơn, hoặc một khúc dài với hai khúc ngắn nối với nhau bằng dây mềm, khi luyện tập thường tập một chiếc hoặc tập cả hai chiếc. Cây côn này còn được gọi tên là song hổ vĩ côn (côn đuôi hổ).
Continue reading

Binh khí xưa: Phủ (búa)

Khi sử dụng binh khí này thì tư thế đẹp đẽ, phong cách thô giản, hào phóng mạnh mẽ. Phương pháp sử dụng thì có bổ, chặt, ôm, miết, khoa, cứa…
Continue reading

18 LOẠI BINH KHÍ VÕ CỔ TRUYỀN

Binh Khí Võ Cổ Truyền Gồm 18 môn tương ứng với 18 món binh khí (Thập bát ban Binh khí): côn, kiếm, đao, thương, giáo, kích, xà mâu, đinh ba, bồ cào, thiết bản, song tô, song xỉ, song câu, bút, phủ (búa), chuỳ, cung tên, lăn khiên.
Continue reading

KIẾM PHÁP

Kiếm là loại binh khí ngắn hai lưỡi, được tôn xưng là “Vua của trăm binh khí có lưỡi”. Sách sử chép rằng kiếm xuất hiện rất sớm từ thời xa xưa. Trong thời kỳ cổ đại, trừ việc dùng kiếm để chiến đấu và luyện tập võ nghệ, kiếm còn là vật tượng trưng cho quyền lực, địa vị của vua chúa, phân định đẳng cấp lễ nghi trong xã hội. Kiếm được các vị đạo sư, đạo sĩ dùng làm “pháp khí” trong tôn giáo với quan niệm cho rằng kiếm là vật có thể “ẩn thân, hàng yêu, trừ quỷ”. Ngoài ra kiếm cũng còn được coi là một vật trang sức phong nhã, nên văn nhân, học sĩ đeo kiếm để tỏ ra mình là người cao nhã, không dung tục.
Continue reading